'Siêu thị mini' tại gia thời giãn cách

Hơn một tuần Hà Nội giãn cách, cả nhà Ngọc Anh không bước chân ra cửa nhưng các bữa cơm của gia đình vẫn tươm tất nhờ có 'siêu thị mini' là chiếc tủ lạnh 660 lít.

Những ngày này, ông xã và hai con của Nguyễn Ngọc Anh ở Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) xem tủ lạnh là trung tâm của ngôi nhà. Ngày vài lượt ba bố con mở ra ngắm nghía, lấy đồ ăn uống. Thịt cá, rau củ quả, bánh, sữa kín tủ nên trong trong 15 ngày giãn cách cả nhà không cần ra ngoài mua thực phẩm.

'Siêu thị mini' tại gia thời giãn cách

Sponsored Ad

Ngọc Anh trữ thực phẩm trong các hộp khiến tủ lạnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ngọc Anh cho biết, trước đây cô không có thói quen tích trữ nhưng từ khi dịch giã liên miên và theo chế độ giảm cân nên cô đổi sang chiếc tủ hai cánh rộng rãi. "Trợ thủ" đắc lực giúp cô gái 29 tuổi biến tủ lạnh thành "siêu thị mini" là bà ngoại. Lo hai đứa cháu không có thực phẩm sạch ăn nên cứ vài ngày bà lại gửi rau củ, thịt cá từ vùng biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) lên Hà Nội.

Ngay trước hôm Hà Nội giãn cách, gia đình Ngọc Anh được "cứu tế" hai thùng đồ ăn, một thùng rau củ quả từ gia đình bác giúp việc và thùng hải sản của bà ngoại. "Chiều tối đó mình đi làm về, thùng đồ đã 'đỗ' trước cửa chung cư, mình chỉ việc xuống nhận. Dọn dẹp, sơ chế đến nửa đêm thì hay tin thành phố giãn cách", cô nói.

Sponsored Ad

"Trợ thủ" đắc lực thứ hai của Ngọc Anh là khoảng 60 chiếc hộp chuyên dụng cho các công năng khác nhau, từ dùng cho tủ đông, tủ mát hay đựng rau củ. "Nhờ có các loại hộp mà tủ nhà mình luôn gọn gàng, sạch sẽ, việc nấu ăn trở nên dễ dàng. Ngắm tủ lạnh cũng thích như ngắm cây", cô nói và tiết lộ đã đầu tư hơn 10 triệu đồng vào số hộp nhựa này.

'Siêu thị mini' tại gia thời giãn cách

Sponsored Ad

Hải sản và rau quả ở quê "cấp cứu" cho gia đình Ngọc Anh ngay trước hôm Hà Nội giãn cách. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Có thói quen trữ đông thực phẩm đã bốn năm, Anh Thy, ở Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, nhờ đó mà cô kịp xoay xở trước các lệnh phong tỏa, giãn cách đột ngột. Khoảng 3h chiều ngày 10/7, nghe thông tin nhà nội ở phường Tân Biên sắp bị phong tỏa, nữ nhân viên ngân hàng này liền xin về sớm, dọn đồ và chuyển cả tủ đồ ăn của mình qua nhà nội.

"Tủ của tôi luôn có tất cả các loại thịt, cá, đậu phụ, chanh, ớt, sả, thậm chí cả hành lá để đông. Nhờ có số thực phẩm đó, cộng thêm vườn có rau, mà ông bà trụ qua được đợt phong tỏa chưa biết tới bao giờ mới kết thúc", Anh Thy, 31 tuổi, cho biết.

Sponsored Ad

Tiếp tế xong cho ông bà nội, cô về nhà ngoại ở phường Thanh Bình, khi đó dù chưa bị phong tỏa, chợ vẫn hoạt động, cô không cho mẹ đi chợ mà chỉ đặt mua online. Thời điểm đó việc đặt mua không dễ nên cô đặt nhiều nơi. "Chỉ vài ngày sau chợ đóng hết, vì toàn bùng dịch từ đây. Loa cứ phát thông báo tìm người đến chợ này, tiệm tạp hóa kia mà tôi cũng hú hồn may nhà mình không đi chợ", cô chia sẻ.

'Siêu thị mini' tại gia thời giãn cách

Sponsored Ad

Theo Thy, trữ đông đúng cách là ngăn chặn quá trình oxy hóa và tránh nhiễm khuẩn chéo giữa các thực phẩm với nhau, như vậy tốt nhất nên hút chân không, hoặc dùng hộp kín chịu được nhiệt -25°C. "Mẹo của mình là kiểm tra bằng mắt và mũi là nhanh nhất. Mắt thấy thực phẩm không bị sậm màu, còn mũi ngửi không thấy mùi hôi là được", cô cho hay. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Vì dịch, chồng Thy trong lực lượng vũ trang phải cắm chốt tại chỗ. Ba và em gái cô cũng "3 cùng" tại cơ quan. Chỉ còn mình Thy vừa làm việc, vừa chăm con và lo cho nội, ngoại. "Nhờ có kinh nghiệm trữ đông nhiều năm nay mà ở nhà nhiều ngày tôi vẫn có hành lá, ớt hiểm, bánh bột lọc để ăn như chưa hề có giãn cách", Thy nói.

Sponsored Ad

Từ trữ thực phẩm 3-5 ngày, từ khi TP HCM giãn cách theo chỉ thị 16, Nguyễn Thao (26 tuổi), nâng thời gian tích trữ lên một tuần. Với cô, việc này vừa tiết kiệm được thời gian đi chợ, thời gian sơ chế bảo quản và chủ động trong các bữa ăn hàng ngày, không "bỏ rơi" một thực phẩm nào đó.

Vợ chồng Thao sử dụng một tủ lạnh hai cánh. Trong đó thực phẩm đều bảo quản trong hộp nhựa an toàn và phân tầng cụ thể. Tại cánh tủ phải, ngăn trên cùng để các loại sữa, ngăn dưới để trái cây, tiếp đến là đồ ăn đã nấu chín. Tầng cuối cùng thường để các loại quả kích thước lớn hay rau củ gói trong giấy báo. Thực phẩm tươi sống bảo quản bên cánh tủ trái.

Sponsored Ad

Làm việc tại một công ty chuyên đào tạo về dịch vụ thực phẩm, lại sở hữu một kênh YouTube về Eat clean nên từ vài năm nay Thao tìm hiểu rất kỹ về chế độ dinh dưỡng và ăn uống lành mạnh, sau đó chia sẻ cho mọi người. Trong đợt dịch này, cô gái trẻ có một bài viết chia sẻ về cách bảo quản 11 loại thực phẩm và đã thu hút tới 23.000 lượt thích (xem thêm). Bên cạnh hàng trăm bình luận hỏi han kinh nghiệm, nhiều người trầm trồ Thao có "chiếc tủ lạnh mơ ước", "nhìn mát mắt quá"...

Tích trữ một lượng đồ ăn vừa phải cho gia đình trong những ngày giãn cách là một biện pháp hạn chế phải ra ngoài và tránh lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên không ít gia đình không có kinh nghiệm trữ đông gây ra hư hỏng, lãng phí và làm mất dinh dưỡng đồ ăn. "Nguyên tắc trữ thực phẩm khoa học và an toàn là không nhồi bịch nilon mà dùng hộp chuyên dụng hoặc túi chân không chịu được đúng nhiệt độ cần", Anh Thy nói.

Nhiều bà nội trợ lúng túng khi trữ đông bị đóng tảng, Ngọc Anh cho rằng nguyên nhân là do thức ăn khi được cấp đông vẫn đang bị ướt. Cô mách trước khi cho vào cấp đông nên để thật ráo, lau thật khô. Cô thường trữ đông riêng từng thực phẩm để cho se lại rồi mới lấy ra dồn lại một hộp, giúp tiết kiệm diện tích. Đôi khi có lá chuối, lá dứa thì quấn quanh thức ăn cần cấp đông, lấy ra rất dễ dàng.

Nguyễn Thao cho biết thêm, để giữ tủ lạnh thơm tho có thể áp dụng nhiều cách. Khi ăn cam, quýt, bưởi thì giữ lại vỏ bỏ vào tủ lạnh, nếu không có vỏ thì có thể cắt vài lát chanh để vào.


Bạn có thể cũng thích bài viết này