Ngược đời, cãi nhau giúp hôn nhân hạnh phúc, cuộc "yêu" thăng hoa

Giữa các cặp đôi luôn tồn tại những điểm bất đồng nên cãi nhau là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, những tình huống này theo các chuyên gia không phải lúc nào cũng xấu.

Cãi nhau giúp cặp đôi hiểu nhau hơn

Cãi nhau, hay tranh luận là một hình thức giao tiếp. Tiến sĩ Stephanie Sarkis (Mỹ) chia sẻ có 7 thành phần tạo nên một mối quan hệ lành mạnh và tranh cãi là một trong số đó.

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, việc xuất hiện thách thức và xung đột là điều không thể tránh khỏi. Sau khi kết hôn một thời gian, mọi thứ dần chuyển sang ổn định, con người có xu hướng bảo vệ lãnh thổ của mình. Họ muốn được lắng nghe và thấu hiểu, theo đuổi đam mê của mình và được thừa nhận. Các cặp vợ chồng tranh luận đang bày tỏ mong muốn được lắng nghe. Khi hành vi này được thực hiện một cách xây dựng, hai phía sẽ càng gắn bó.

Sponsored Ad

Ngược đời, cãi nhau giúp hôn nhân hạnh phúc, cuộc  

 Ảnh minh họa.

Thông qua nhiều lần vợ chồng cãi nhau, hai phía đúc rút ra kinh nghiệm để giao tiếp hiệu quả. Nhờ thế, họ sẽ hiểu rõ mọi vấn đề và biết được điều gì đáng để tranh luận, điều gì không.

Sponsored Ad

Tranh cãi cũng giúp hai phía giải tỏa cảm xúc với điều kiện không để bụng. Ngược lại, kìm nén cảm xúc để tránh xung đột là không lành mạnh. Một mối quan hệ chỉ bền chặt khi hai phía có thể giải quyết những bất đồng mà không chuyển sang giận dữ, căm thù nhau.

Cãi vã làm thăng hoa cuộc “yêu”

Nghe có vẻ không liên quan nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra sự lãng mạn sau khi xảy ra xung đột thường làm tăng cảm giác ham muốn tình dục của mọi người.

Một nghiên cứu tiến hành vào năm 2008 của Đại học Israel Bar Bar-Ilan cho thấy, nhiều người có xu hướng quan tâm nhiều hơn về chuyện chăn gối với bạn đời sau khi trải qua cảm giác bị đe dọa về mặt tình cảm, chẳng hạn như khi bị yêu cầu tưởng tượng viễn cảnh nửa kia của mình yêu một người khác.

Sponsored Ad

Lý giải cho điều này, Megan Fleming, nhà tâm lý học và trị liệu tình dục tại thành phố New York cho biết, nhu cầu về quan hệ tình dục để làm lành của chúng ta cũng có thể có liên quan đến bản năng sinh tồn. Theo đó, não bộ sẽ bị kích thích và cảm thấy bị đe dọa khi ở trong trạng thái tranh cãi, mâu thuẫn. Từ đó, không chỉ bản năng chiến đấu của con người, mà cả sự sợ hãi, hưng phấn lẫn bản năng sinh lý đều được khơi dậy. Cơ thể trở nên phấn khích, tim đập nhanh hơn, nhịp độ hô hấp và lưu lượng máu cũng tăng lên đáng kể. Khi cơ thể ở trạng thái kích thích cao độ, khoái cảm tình dục cũng sẽ được thúc đẩy.

Sponsored Ad

Ngược đời, cãi nhau giúp hôn nhân hạnh phúc, cuộc  

 Ảnh minh họa.

Mặc dù vậy, “yêu” sau tranh cãi không phải lúc nào cũng có tác dụng tích cực. Việc lạm dụng chuyện ân ái để lờ đi những mâu thuẫn thay vì giải quyết chúng có thể sẽ gây ra hậu quả lâu dài.

Sponsored Ad

Kết quả nghiên cứu từ các nhà tâm lý học thuộc Đại học Bucknell (Lewisburk, Mỹ) khẳng định, tình dục sau khi vợ chồng cãi nhau có thể gây phản tác dụng, làm mối quan hệ trở nên rạn nứt.

Hầu hết nam giới tham gia khảo sát cho rằng muốn làm hòa thì cứ đưa nhau lên giường là được. Trong khi đó, nữ giới không tin “chuyện ấy” là biện pháp hữu hiệu khi tranh cãi, mà muốn đối phương thừa nhận lỗi sai, bày tỏ lòng ân hận và thể hiện tình cảm nhiều hơn. Các chuyên gia nhận xét, sự thiếu hiểu biết lẫn nhau có thể dẫn đến ly hôn.

Khi nào vợ chồng cãi nhau sẽ giết chết tình yêu?

Sponsored Ad

JaQuinda Jackson - một chuyên gia trị liệu tâm lý gia đình tại Mỹ nói rằng: “Tranh luận là một phần của mối quan hệ lành lạnh. Nó giúp các cặp đôi hiểu nhau hơn. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là phải giữ cuộc tranh luận không trở nên tiêu cực”.

Chia sẻ về bí quyết giúp giữ các cuộc cãi vã không đi quá xa, chuyên gia Jackson cho biết: “Khi mâu thuẫn xảy ra, cách mà bạn phản ứng ngay lúc đó sẽ khiến cho sự bất đồng trở thành lành mạnh hoặc không lành mạnh. Cụ thể, cả hai nên bắt đầu tranh luận với tinh thần xây dựng, chứ không nên xem đó là cuộc chiến để bảo vệ cái tôi”.

Sponsored Ad

Ngược đời, cãi nhau giúp hôn nhân hạnh phúc, cuộc  

 Ảnh minh họa.

Ngoài ra, các cặp đôi cần tách bạch giữa bất đồng và bạo lực. Hãy hiểu cảm xúc của mình. Nếu cảm thấy mất kiểm soát, hãy tạm dừng cuộc nói chuyện.

Một bí quyết nữa là “hãy lắng nghe, chia sẻ và đừng cố thuyết phục”. Bởi khi một người nghi ngờ bạn hiểu sai về họ, họ sẽ cố cho bạn nhiều thông tin. Lúc này hãy cố gắng lắng nghe suy nghĩ và cảm xúc của đối phương, thay vì lao vào tranh cãi.

Nói về tần suất tranh luận an toàn cho các cặp đôi, chuyên gia Jackson cho hay: “Không có con số cố định cho những bất đồng. Một số cặp vợ chồng chỉ tranh luận mỗi tháng từ 1-3 lần, trong khi những cặp khác có thể tranh cãi mỗi tuần 1 lần”.

Tuy nhiên, nếu tần suất suất này thường xuyên hơn, như là diễn ra mỗi ngày vài lần và không thỏa thuận được sau mỗi lần tranh cãi, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy không phải hai người đang không hiểu nhau mà chính mối quan hệ này “không còn lành mạnh”.

Bạn có thể cũng thích bài viết này