Người phụ nữ mang bầu lao xuống dòng nước cứu con và cháu chới với, cả 3 không qua khỏi

2 cháu nhỏ cùng người mẹ mang thai đã ra đi mãi mãi. Em bé trong bụng chưa kịp chào đời cũng chẳng còn cơ hội nữa rồi. Đau xót quá mọi người ạ.

Thông tin này đang khiến nhiều người bàng hoàng xót xa. Báo chí chính thống cũng đã đăng tải rồi nên mình chia sẻ lại dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Trưa 11/8, ông Nguyễn Minh Thuận, chánh văn phòng UBND huyện Sa Thầy (Kon Tum) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm làm nhiều người không qua khỏi.

Vụ việc xảy ra tại hồ thủy điện Pleikrong ở xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy chiều ngày 10/8. Đến 9h30 ngày 11/8, các nạn nhân đều đã được tìm thấy và điều đau buồn nhất đã đến.

Sponsored Ad

Theo thông tin ban đầu, khoảng 16h45 ngày 10/8, 2 cháu T.H.M.V (10 tuổi) và T.H.H.P (7 tuổi) ra hồ thủy điện Pleikrong tắm do trời nắng nóng.

Trong lúc tắm, không may cả hai cháu bị trượt chân đuối nước. Nghe một đứa trẻ khác trong nhóm chạy về báo tin, chị H.T.N (32 tuổi, mẹ của bé P) đang ở nhà gần đó nhanh chóng lao ra bờ hồ.

Do rối trí, chị N nhảy xuống hồ để cứu con nhưng không may cũng bị đuối nước và không qua khỏi. Được biết, chị N đang mang thai 6 tháng. Ngoài con trai P, bé V cũng là cháu của chị N.

Sponsored Ad

Hiện trường nơi xảy ra sự việc, ảnh: TTO

Ngay khi nghe báo tin, chính quyền xã Hơ Moong đã huy động lực lượng của xã và người dân địa phương tổ chức lặn, dùng lưới quét tìm kiếm. T/h/i t/h/ể hai mẹ con chị N được tìm thấy cuối giờ chiều cùng ngày và cháu V được tìm thấy trưa nay, 11/8.

Ông Thuận cho biết trước vụ việc quá sức thương tâm, huyện đã chỉ đạo địa phương và các ngành quan tâm hỗ trợ gia đình tổ chức tang lễ, an táng cho các nạn nhân. Đồng thời hỗ trợ ban đầu cho thân nhân mỗi nạn nhân 5 triệu đồng.

Huyện và xã cũng cử đoàn thăm viếng, chia buồn các gia đình, động viên người thân vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Sponsored Ad

Mời bà con tham khảo thêm thông tin hữu ích: Làm sao để phòng tránh đuối nước ở trẻ em

Nguyên nhân đuối nước trong trường hợp các em học sinh chủ yếu xuất phát từ nhận thức và không có khả năng chủ động đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với môi trường nước.

Nhiều em do bản tính hiếu động, tò mò, thích khám phá, có các hành vi liều lĩnh, thích thể hiện bản thân; thiếu kiến thức, kỹ năng để đánh giá, nhận định các nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra đuối nước tại các môi trường như sông, hồ, ao, suối.

Bên cạnh đó, môi trường sống xung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm.

Sponsored Ad

Ngoài ra, nguyên nhân cũng đến từ bố mẹ, người chăm trẻ và trẻ còn chủ quan thiếu sự giám sát đối với trẻ, chưa biết nguyên tắc an toàn với môi trường nước; chưa biết bơi, chưa có kinh nghiệm cứu đuối nước và sơ cấp cứu…

Để bảo đảm an toàn, phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, Bác sĩ Bệnh viện khuyến cáo các gia đình, trường học cần thực hiện một số biện pháp bảo đảm an toàn như sau:

– Che chắn các vị trí nguy hiểm, trơn trượt, dễ dẫn tới té ngã, bố trí các biển cấm, biển cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực giếng, ao, hồ, sông suối để phòng tránh tai nạn đuối nước xảy ra.

Sponsored Ad

– Mỗi gia đình phải chủ động trong việc cho các em học kỹ năng bơi, ngay từ khi còn nhỏ, nhất là các em sinh sống gần các khu vực ao, hồ, sông, suối.

– Khi tổ chức cho các em đi du lịch, đi chơi tại các khu vực có nước cũng phải chú ý trông coi, nhất là các em nhỏ, chưa biết bơi.

– Chú ý nhắc nhở đối với trẻ đã biết bơi: Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa; phải khởi động trước khi xuống nước; không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước…

– Quản lý chặt chẽ các em trong sinh hoạt, nhắc nhở không để các em tự ý chơi tại các khu vực ao, hồ, sông suối có mực nước lớn, trơn trượt. Không cho các em tự ý đi tắm tại các khu vực không có người lớn trông coi, khu vực ao, hồ, sông suối có mực nước sâu, nguy hiểm.

Sponsored Ad

Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng thời, cần nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt…

Hãy cho những người bị đuối nước bám vào các vật dụng này để người trên bờ kéo dần vào; như vậy, việc cứu nạn sẽ hiệu quả hơn. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối nước vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.

Khi người cứu nạn biết bơi hãy sử dụng phao hoặc các vật thể nổi khác để bơi ra gần nạn nhân. Nếu người đuối nước còn tỉnh táo thì ra ký hiệu cho nạn nhân bám vào phao rồi sau đó vừa bơi vừa kéo phao đưa nạn nhân vào bờ.

Trường hợp nạn nhân đã đuối sức, người cứu nạn nên tiếp cận nạn nhân từ phía sau, đưa phao (hoặc vật thể nổi) ra phía trước mặt nạn nhân, dùng 2 tay luồn dưới 2 nách nạn nhân từ sau ra trước và bám vào phao đã đặt phía trước, giữ cho đầu nạn nhân nổi và sau đó bơi ngửa đưa nạn nhân vào bờ. Sơ cứu nạn nhân trong trường hợp nguy cấp.

Bạn có thể cũng thích bài viết này