Những chủ nhà trọ hào phóng ở Sài Gòn

Ngay sau hôm con hẻm nhà mình bị phong tỏa vì, ông Nguyễn Văn Tới, 57 tuổi, lặng lẽ đến từng phòng trọ dán tờ giấy thông báo: Giảm 50% tiền trọ tháng 6.

"Người thuê nhà tôi phần nhiều là dân lao động phổ thông, phụ quán ăn, chạy xe ôm... dịch làm ăn đã khó nay lại bị cách ly 14 ngày coi như ‘chết đứng", ông chủ của 36 phòng trọ ở hẻm 352/17 trên đường Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh nói.

Ngày 29/5, hẻm nhà ông bị phong tỏa. Dù cũng lo lắng về dịch bệnh nhưng ông Tới lại nghĩ nhiều đến những người đang thuê trọ nhà mình. Ngay trong hôm đó, lập tức, ông gọi điện các con, bàn về việc sẽ giảm tiền nhà. Dù đây là nguồn thu gần như duy nhất của cặp vợ chồng già nhiều bệnh tật, nhưng trước ý kiến của ông, các con cũng đồng ý.

Sponsored Ad

Ngoài cho thuê phòng trọ, vợ chồng ông Tới cũng còn bán nước mía để trang trải chi phí chữa bệnh hàng tháng gần chục triệu đồng . Ảnh: Nguyễn Văn Nơi.

Ngoài cho thuê phòng trọ, vợ chồng ông Tới cũng còn bán nước mía để trang trải chi phí chữa bệnh hàng tháng gần chục triệu đồng . Ảnh: Nguyễn Văn Nơi.

Anh Nguyễn Bá Hưng, một người đã ở trọ nhà ông Tới ba năm nay kể thêm: "Chú chủ động đi dán giấy thông báo giảm tiền trọ trước khi chúng tôi ngỏ ý. Mà không chỉ năm nay, đợt dịch năm ngoái, chú cũng giảm một nửa tiền trong hai tháng liền".

Dường như "sợ" giảm tiền vẫn chưa đủ giúp những người ở trọ nhà mình vượt qua khó khăn, hôm sau ông Tới còn đi mua gạo, mì gói tặng thêm cho toàn bộ người thuê trọ ở 7 khu khác trong hẻm cách ly. Ít hôm sau, khi có nhà than thở hết dầu ăn, hết nước tương hay không thể ra ngoài đổi bình gas, ông chủ trọ lại nhờ người mua về tặng miễn phí. Trên chiếc bàn nhỏ trước cửa nhà, những bó rau xanh, củ quả tươi hôm nào cũng đầy ắp. Ngoài những phần cơm mà phường hay các mạnh thường quân hỗ trợ, ông Tới cũng xin được 300 suất ăn, chia làm hai lần mang vào tặng mọi người trong hẻm để đổi món.

Sponsored Ad

Ba ngày nay, dù con hẻm đã được dỡ phong tỏa nhưng anh Hưng vẫn chưa đi làm lại vì muốn tự cách ly thêm, tránh ảnh hưởng đến những người trong công ty. Những ngày buộc phải ở nhà, anh Hưng không được nhận lương. "Nếu vẫn chưa thể đi làm lại, tháng này còn xoay sở được chứ đến tháng sau tôi cũng rất khó khăn. Việc được giảm tiền trọ và hỗ trợ một phần lương thực trong 14 ngày qua của gia đình chủ trọ là điều may mắn", Hưng nói.

Anh Nguyễn Văn Nơi, 39 tuổi, con trai ông Tới đang chia những phần quà là gia vị để tặng tiếp cho mọi người trong hẻm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Anh Nguyễn Văn Nơi, 39 tuổi, con trai ông Tới đang chia những phần quà là gia vị để tặng tiếp cho mọi người trong hẻm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Sponsored Ad

Không chỉ riêng gia đình ông Tới, ở con hẻm 352/17 này, nhiều chủ phòng trọ khác cũng giảm tiền, chia sẻ với người thuê trọ. Gia đình chị Nguyễn Thị Kim Châu, 32 tuổi cũng dán tấm bảng thông báo giảm tiền trước cửa dãy trọ như đợt giãn cách xã hội năm ngoái.

"Tôi cũng chỉ là dân buôn bán ở chợ, không khá giả gì nhưng giữa lúc người thuê trọ khó khăn, trong khi mình còn xoay sở được thì phải giúp họ. Một miếng khi đói bằng một gói khi no", chị Châu cho biết.

Việc giảm một phần tiền thuê trọ không chỉ giảm phần nào nỗi lo cơm áo của những người lao động nghèo mà con giảm bớt gánh nặng cho những phụ huynh có con trọ học ở Sài Gòn.

Sponsored Ad

Về quê trước khi bùng dịch, Võ Đại - sinh viên năm cuối trường Đại học Kiến trúc không dám trả phòng vì cũng có thể sẽ trở lại thành phố ngay khi dịch được kiểm soát.

Thấy cảnh quán ăn của ba mẹ ở quê vắng khách vì dịch, phòng trọ ở thành phố để không, chàng trai thấy tiếc khoản tiền nhà trọ hơn 2 triệu vẫn phải đóng. Không có ý nghĩ sẽ xin chủ nhà giảm tiền trọ, chàng trai bất ngờ khi nhận được tin nhắn của chị Châu. "Cô thông báo giảm một nửa tiền thuê nhà tháng 6 và không thu thêm các chi phí khác như điện nước của mọi người. Biết được, ba mẹ em cũng ‘mừng rớt nước mắt", chàng trai quê Khánh Hòa nói.

Sponsored Ad

Bàn thực phẩm trước cửa nhà ông Tới mỗi ngày. Ảnh: Nguyễn Văn Nơi.

Bàn thực phẩm trước cửa nhà ông Tới mỗi ngày. Ảnh: Nguyễn Văn Nơi.

Còn với chị Trần Oanh, 32 tuổi ở TP Thủ Đức, vì đã từng đi mướn mặt bằng để kinh doanh nên thấu hiểu nỗi lo của chủ kinh doanh khi không làm ăn được.

Có ba mặt bằng cho thuê liền kề ở phường Long Thạnh Mỹ, tùy vào hình thức kinh doanh và mức độ ảnh hưởng vì dịch chị Oanh đã chủ động bớt tiền thuê từ tháng trước.

Mặt bằng nha khoa vẫn còn khách chị giảm ba triệu, tiệm bán phụ kiện điện thoại vẫn buôn bán được nên chỉ giảm hai triệu, riêng tiệm áo cưới thiệt hại nhiều nhất, chị giảm hai triệu tháng trước và bốn triệu cho tháng 6 này.

Sponsored Ad

Tấm bảng thông báo đơn sơ dán trước cửa nhà chị Nguyễn Thị Kim Châu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Tấm bảng thông báo dán trước cửa nhà chị Nguyễn Thị Kim Châu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

"Tháng sau tùy tình hình tôi sẽ giảm thêm nữa, vì tôi cũng còn lo nhiều thứ. Dịch nên hai con nhỏ ở nhà không tốn tiền trường, nhịn xài một chút nữa là đủ giảm cho người ta rồi", chị Oanh chia sẻ.

Còn với ông Tới, ông dự định, nếu tình hình dịch còn diễn biến phức tạp đến mức cần giãn cách theo chỉ thị 16 thì sẽ tiếp tục giảm một nửa tiền thuê nhà.

"Các con tôi mùa dịch cũng không buôn bán được gì, sắp tới cũng sẽ gặp khó khăn nên tôi chỉ cố gắng giúp bà con được nhiêu đó", ông Tới nói, giọng có chút ngậm ngùi.


Bạn có thể cũng thích bài viết này