Thói quen của người tập thể dục vô tình gây bệnh nguy hiểm
Chàng trai 28 tuổi rất chăm chỉ tập thể dục để theo đuổi thân hình cơ bắp nhưng không ngờ lại mắc bệnh nguy hiểm chỉ vì chế độ ăn sau tập.
Tập gym đang trở thành hình thức luyện tập của rất nhiều người. Về cơ bản, tập gym hay tập thể dục thể thao nói chung đều tốt cho cơ thể giúp rắn rỏi hơn, não bộ minh mẫn hơn, và các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc vận động thường xuyên còn giúp người tập có thể hình đẹp và làm chậm quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, tập thể dục dù ở mức độ nào cũng có thể gây ra một số "tác dụng phụ" nếu tập luyện không đúng cách.
Sponsored Ad
Ảnh minh họa.
Mới đây, bệnh viện Bệnh viện Thận Hàng Châu (Trung Quốc) đã công bố một trường hợp suy thận khá đặc biệt. Bệnh nhân là một nam thanh niên họ Dương 28 tuổi. Thông tin ca bệnh khiến cả bệnh nhân và người nhà bất ngờ vì chàng trai này có thể hình ấn tượng với chiều cao 1m8 và nặng 80kg, cơ bắp vạm vỡ nhờ chế độ tập luyện đều đặn gần như mỗi ngày và ăn uống kỷ luật.
Bệnh nhân họ Vương cho biết, trước đây bản thân gầy và ít cơ bắp nên luôn muốn đẹp hơn. Dù bận rộn đến đâu anh vẫn luôn dành thời gian đến phòng tập, ít nhất 5 ngày/tuần. Sau khi tập anh ăn rất nhiều thịt, trứng, sữa và uống thêm cả 60g bột protein. Huấn luyện viên của anh nói rằng đây là cách nhanh nhất để có thân hình mong muốn.
Sponsored Ad
Với tần suất tập thể dục thể thao và chế độ ăn này, chàng trai họ Vương thành công tăng được 6kg chỉ trong chưa đầy một năm. Tuy nhiên theo bác sĩ Trần Hồng Ngọc, giám đốc Bệnh viện Thận Hàng Châu (Trung Quốc), việc nạp quá nhiều protein sẽ gây ra gánh nặng lớn cho thận khi cơ quan này phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Sau thời gian dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận, tổn thương cầu thận và protein niệu.
Bác sĩ Trần Hồng Ngọc từng khám cho nhiều thanh niên bị ám ảnh bởi việc xây dựng cơ thể vạm vỡ và "nghiện" tập gym. Bác sĩ chia sẻ từng có nhiều bệnh nhân đến khám trong tình trạng mới 25 tuổi nhưng chức năng thận đã suy yếu như người 60 tuổi. Nguyên nhân cũng là do người này nghiện tập thể dục nên bổ sung protein vô tội vạ sau khi tập với mong muốn "độ" cơ bắp.
Sponsored Ad
Ảnh minh họa.
Trên thực tế, chế độ ăn giàu protein được chứng minh hữu ích trong việc giảm mỡ, giảm cân, tăng cảm giác no, duy trì cơ bắp. Lượng protein lý tưởng hàng ngày mỗi người nên tiêu thụ thay đổi tùy thuộc tuổi tác, giới tính, hoạt động, sức khỏe, tổng chế độ ăn uống... Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, lượng đạm khuyến nghị hàng ngày cho người lớn được tính dựa trên trọng lượng cơ thể.
Sponsored Ad
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, lượng protein khuyến nghị dùng hàng ngày đối với người trưởng thành là 0,8 g/kg trọng lượng cơ thể. Đối với những người tập thể dục chủ yếu với tạ hầu hết các ngày trong tuần có thể ăn tối đa 1,2 đến 1,7g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Với vận động viên chuyên nghiệp lượng đạm dung nạp có thể cao hơn.
Các thực phẩm chứa protein nên chiếm khoảng 10 - 35% khẩu phần ăn hàng ngày. Nguồn protein lành mạnh nhất có trong thịt nạc gia cầm, cá biển, trứng gà, sữa hữu cơ, đậu, các loại hạt và ngũ cốc.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, bên cạnh gây hại cho thận, việc tiêu thụ vượt quá lượng khuyến nghị hàng ngày có thể dẫn đến nhiều rủi ro với sức khỏe.
Sponsored Ad
Tăng cân
Chế độ ăn với lượng protein phù hợp, kết hợp vận động có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, protein dư thừa được tiêu thụ thường lưu trữ dưới dạng chất béo, điều này có thể dẫn đến tăng cân theo thời gian. Tình trạng thể hiện rõ nếu tiêu thụ nhiều calo trong khi cố gắng tăng lượng protein.
Sponsored Ad
Ảnh minh họa.
Hôi miệng
Ăn một lượng lớn protein có thể dẫn đến hôi miệng, đặc biệt nếu người ăn hạn chế lượng carbohydrate. Nguyên nhân một phần do cơ thể chuyển sang trạng thái chuyển hóa gọi là ketosis, tạo ra chất gây mùi khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, mỗi người nên tăng lượng nước uống, đánh răng thường xuyên, nhai kẹo cao su...
Bệnh tiêu chảy
Ăn quá nhiều sữa hoặc thực phẩm chế biến sẵn, cùng với việc thiếu chất xơ, có thể gây tiêu chảy. Điều này thể hiện rõ nếu cơ thể không dung nạp lactose hoặc tiêu thụ nguồn protein như thịt chiên.
Sponsored Ad
Để khắc phục tình trạng, mỗi người hãy uống nhiều nước, hạn chế đồ chiên rán và tiêu thụ chất béo dư thừa, đồng thời tăng cường ăn nhiều chất xơ.
Bệnh tim
Ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm từ sữa đầy đủ chất béo có thể dẫn đến bệnh tim. Điều này liên quan đến lượng chất béo bão hòa, cholesterol hấp thụ cao hơn. Theo một nghiên cứu, ăn nhiều thịt đỏ, sữa giàu chất béo được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở phụ nữ. Việc ăn thịt gia cầm, cá, các loại hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ảnh minh họa.
Một nghiên cứu năm 2018 cũng chỉ ra rằng, tiêu thụ thịt đỏ trong thời gian dài có thể làm tăng trimethylamine N-oxide (TMAO), một chất hóa học tạo ra từ đường ruột có liên quan đến bệnh tim.
Tăng nguy cơ ung thư
Chế độ ăn giàu protein đặc biệt là protein từ thịt đỏ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm ung thư. Ăn nhiều thịt đỏ hoặc thịt qua chế biến sẵn liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng.
Mất canxi
Chế độ ăn nhiều đạm, thịt có thể làm mất canxi. Điều này đôi khi liên quan đến chứng loãng xương, sức khỏe xương kém.