тнầy gιáo “тự нào” vì đã вỏ мặc нọc ѕιnн тrong тrận động đấт: ĸнông có ngнĩa vụ pнảι нy ѕιnн

"Tôi sẽ chỉ hy sinh vì con gái mình, những người khác, kể cả mẹ, tôi cũng không quan tâm"?

Khi gặp người bị nạn, quyết định cứu họ hay không là quyền cá nhân của mỗi người, chẳng phải là nghĩa vụ bắt buộc, các mẹ có đồng ý không ạ? Tuy nhiên, đến con vật còn có tình thương đồng loại thì con người sao có thể nhắm mắt làm ngơ.

Vậy mà dạo gần đây, ở Trung Quốc lại đang bàn tán câu chuyện về thầy giáo bỏ mặc học sinh trong trận động đất ở Tứ Xuyên. Theo đó, vào ngày 12/5/2008 (đúng 13 năm về trước) anh Fan Meizhong, lúc đó là giáo viên dạy Ngữ văn tại trường trung học Guangya ở huyện Đô Giang Yển, bỏ lại các học sinh trong lớp, một mình tìm đường thoát thân trước.

Sponsored Ad

Sau đó ít phút, các học sinh của Fan cũng đến được nơi trú ẩn và an toàn. Sau khi sự việc được lan truyền, Fan bị trường học sa thải và đối diện phản ứng dữ dội của công chúng. Nhiều người còn gọi mỉa mai nam giáo viên là “Fan Run Run” (tạm dịch: Fan chạy chạy). Tuy nhiên khi đó, Fan nhiều lần khẳng định trong các cuộc phỏng vấn rằng giáo viên không có nghĩa vụ phải đánh đổi mạng sống của mình để cứu học sinh.

hình ảnh

Nam giáo viên không hề hối hận với việc mình đã làm (Ảnh: Zing)

“Tôi là người theo đuổi sự tự do và công bằng thay vì trở thành người hy sinh lợi ích của bản thân vì người khác. Trong khoảnh khắc giữa ranh giới của sự sống và cái chết, tôi sẽ chỉ hy sinh mạng sống cho con gái mình, những người khác, kể cả mẹ, tôi cũng không quan tâm”.

Sponsored Ad

Trong một video phỏng vấn năm 2012, Fan vẫn cho biết không hối hận về những gì đã làm. “Quan điểm của tôi có ảnh hưởng tích cực đến học sinh. Tôi giúp họ nhận ra quyền của chính mình và hiểu rằng chúng ta nên xây dựng các hệ thống phù hợp, thay vì dựa vào đạo đức của con người. Có lẽ tôi là người nỗ lực nhiều nhất để sống đúng với chính mình ở Trung Quốc”.

Sau 13 năm, nhìn lại hành động và phát ngôn của Fan, dân mạng Trung Quốc bày tỏ nhiều luồng ý kiến. “Tôi cho rằng việc anh ấy lựa chọn chạy trước để bảo toàn tính mạng là bản chất của con người. Nhưng việc Fan luôn khoe khoang về việc trốn thoát của mình khiến tôi coi thường anh ta”, một người viết.

Sponsored Ad

Một người khác nhận xét: “Tôi nghĩ anh ấy không làm gì sai cả. Không cần thiết phải chỉ trích anh ấy từ khía cạnh đạo đức”. “Việc nhắc đi nhắc lại hành động của Fan chẳng có nghĩa lý gì cả. Chúng ta nên tưởng nhớ những anh hùng đã cứu người trong trận động đất và lan tỏa tinh thần của họ thì hơn”, một người khác bày tỏ.

Năm 2008, trận động đất mạnh gần 8 độ richter ở Tứ Xuyên khiến 69.000 người chết và hơn 18.000 người mất tích. Một trong những người được xem là anh hùng trong sự kiện này là Tan Qianqiu, giáo viên tại trường trung học Dongqi ở Đức Dương. Anh đã dùng thân mình và bàn học che chắn cho 4 học sinh. Các em sau đó đều an toàn song nam giáo viên không thể sống sót.

Sponsored Ad

hình ảnh

Trận động đất kinh hoàng ở Tứ Xuyên năm 2008 (Ảnh: Zing)

Nhà văn Mark Twain đã từng nói một câu rất nổi tiếng như thế này: “Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy”. Là thứ mà cả thế giới kiếm tìm để nhân giống, là điều mà xã hội đang ngày đêm ngưỡng mộ.

Thế nhưng, tỷ phú Jeff Beroz (người sáng lập ra Amazon) cũng từng nói: “Thông minh là một món quà, còn lòng tốt là sựa lựa chọn”. Lựa chọn nghĩa là không bắt buộc, không mang tính nghĩa vụ, ai muốn thì cứ làm, còn không muốn thì cũng chẳng thể trách người ta.

Như câu chuyện của người thầy Fan Meizhong, anh ta có lý do để biện mình cho việc “thiếu” đi lòng tốt của mình. Thì cũng đúng thôi, sinh mạng của anh ta là do mẹ cha vất vả nuôi dạy, sau lưng anh ta còn có gia đình cần nuôi nấng, nếu anh ta từ giã mạng sống của mình vì người khác, anh ta chỉ được ‘tiếng thơm” nhưng vợ con, mẹ già sẽ lâm vào cảnh khốn khổ, vừa suy sụp tinh thần, vừa mất đi trụ cột kinh tế.

Sponsored Ad

NHƯNG theo em, anh ta là một thầy giáo, anh ta dạy học sinh phải sống thiện lương, dạy học sinh phải biết tử tế, biết yêu thương và giúp đỡ cho nhau. Nếu anh ta không thể ‘làm gương’ thì cũng đừng tỏ ra đầy tự hào khi lựa chọn không cứu kẻ khác. Anh ta, có ích kỷ hay không, chẳng dám phán xét, nhưng có lẽ hình ảnh của anh trong mắt mọi người không xấu không tốt và đang ở cái mức tầm thường.

Một lần nữa, câu chuyện của thầy giáo Fan Meizhong lại khiến xã hội đặt câu hỏi, có nên cứu người gặp nạn hay không, có nên xả thân ra tay giúp đỡ, có nên bất chấp tính mạng để làm anh hùng. Không! Chúng ta không cổ xúy, vì sinh mạng của ai cũng đều đáng quý như nhau.

Sponsored Ad

hình ảnh

Nhưng nếu gặp những con người tuyệt vời như thế, hãy nghiêng mình mà cảm ơn họ. Còn với những người muốn bảo vệ bản thân như Fan Meizhong, cứ im lặng mà sống thôi. Im lặng sẽ không ai trách, thậm chí còn được cảm thông, còn nếu đã không muốn mở rộng tấm lòng, lại thích tự hào khoe mẽ về việc ấy, thì bỗng xấu xí lắm thay.

Ngẫm xa hơn một chút nhé! Nếu ai cũng như Fan Meizhong, xã hội này sẽ vô cảm biết bao. Chúng ta sẽ không còn người tốt, cái đẹp để mà rung động, xuýt xoa. Anh Fan Meizhong cũng có con gái, liệu một ngày nào đó con anh cũng rơi vào hoàn cảnh như các em học sinh gặp động đất mà chẳng được ai cứu vì ai cũng muốn bảo vệ mạng sống của mình, thì anh có thấy buồn không?

Người đời thường nói về luật nhân quả, ở hiền và cứu người đôi lúc là cách mà chúng ta gieo niềm tin, tạo phúc báo cho đời sau, cho thế hệ tương lai. Hôm nay ta giúp đời để rồi mai sau, đời lại giúp con cháu của chúng ta. Suy cho cùng, Fan Meizhong không sai, nhưng hành động của anh, cũng chẳng có gì đáng để tự hào.

Bạn có thể cũng thích bài viết này