Đổ xăng cứ nhắm trúng khung giờ này mà đi, xăng tăng giá mấy thì đổ vẫn hời to

Đổ xăng buổi sáng, buổi tối được nhiều hơn so với khi trời nắng nóng, bởi khi đó, thể tích xăng co lại, có lợi cho người mua… Điều này có thực sự chính xác không?

Bật mí thời điểm đổ xăng “hời nhất” trong ngày

Một số người cho rằng nếu đổ xăng vào ban đêm hoặc vào buổi sáng khi nhiệt độ mát hơn, bạn sẽ nhận được nhiều nhiên liệu hơn với số tiền bạn phải trả. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, bạn có thể thực sự tiết kiệm được bao nhiêu khi đổ xăng vào ban đêm hoặc sáng sớm?

Theo lý thuyết thì đó là đúng. Xăng giãn nở hay co lại tùy vào nhiệt độ. Buổi sáng tiết trời mát hơn, trong suốt một đêm xăng co lại, giảm thể tích, vì thế, đổ xăng vào thời điểm sáng sớm là bạn có lợi nhất. Ngược lại, lúc nóng nhất trong ngày, khi ta trả tiền 10 lít xăng nhưng có thể ta chỉ nhận được từ 9,1 – 9,3 lít, phần còn lại chỉ là hơi xăng.

Sponsored Ad

Vì vậy, người tiêu dùng nên mua xăng vào buổi sáng lúc nhiệt độ vẫn còn thấp. Làm như vậy, các bạn sẽ mua được lượng xăng nhiều hơn với số tiền tương đương khi mua vào buổi trưa hoặc chiều.

Bạn cũng không nên đổ xăng lúc xe bồn đang bơm xăng vào bồn chứa của cây xăng. Lúc xe bồn đổ xăng vào bồn chứa ào ào, gia tăng áp suất trong bồn chứa xăng của trạm xăng làm xăng giãn nở ra. Khi đó, ta lại phải mua một tỷ lệ khí xăng, hơi xăng.

Đổ xăng cứ nhắm trúng khung giờ này mà đi, xăng tăng giá mấy thì đổ vẫn hời to  

Sponsored Ad

Anh N.N.A chia sẻ: “Tôi nghĩ đổ xăng vào buổi sáng tiết trời mát hơn, vì sau một đêm xăng co lại, giảm thể tích, đổ xăng vào thời điểm sáng sớm là bạn có lợi nhất. Khi đổ xăng vào lúc nhiệt độ cao có thể phải trả một phần là hơi xăng.”

Tương tự như anh A., anh Ng.V.H cũng chia sẻ rằng, khi đổ xăng, nên yêu cầu bấm cho xăng chảy từ từ vào bình. Bởi khi dòng chảy của xăng vào bình nhanh, mạnh, xăng giãn nở nhiều hơn. Nếu để cho bình xăng thật cạn, thì khi đổ xăng, dòng xăng chảy xuống sẽ gặp áp suất lớn hơn, làm cho xăng giãn nở thể tích. Khi xăng còn 1/2 thì khoảng cách từ vòi xăng xuống chỗ xăng mới rơi vào giảm đi và áp suất trong bình xăng không nhiều bằng khi xăng đã cạn bình.

Sponsored Ad

Kinh nghiệm đổ xăng để được giá hời

Đổ xăng theo dung tích, không theo số tiền

Nhiều người hay mua xăng theo tiền, và số tiền chẵn như 20.000, 30.000, 50.000 đồng… Song cách mua này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi gian lận của nhân viên cây xăng, do hiện tượng “nhảy số tiền” mà đôi khi khách hàng không để ý. Các chương trình trên máy bơm xăng được lập trình ăn gian theo số tiền.

Để tránh bị “móc túi” khi đi đổ xăng, người dùng nên mua theo dung tích như 1lít, 2 lít… tùy thuộc vào bình đựng xăng của xe.

Không nên đổ xăng đầy bình

Bạn chỉ cần đổ lượng xăng vừa phải cho hành trình, xăng càng ít, xe nhẹ thì lượng tiêu thụ nhiên liệu cũng tiết kiệm hơn.

Sponsored Ad

Ngoài ra, nếu đổ đầy bình xăng, người tiêu dùng rất dễ bị gian lận. Bởi vì cơ chế hút xăng ngược của “cò” bơm tự động, khi đổ xăng tới thời điểm xăng đầy lên và chạm tới mép của vòi bơm, tức ngưỡng an toàn để tránh cho xăng bị trào ra ngoài, thì cột bơm sẽ tự động điều khiển cò ngắt bơm. Điều này vô hình trung khiến nhân viên đổ xăng căn hạn mức đầy bình, chỉ số xăng vẫn chạy nhưng lượng xăng đổ vào sẽ bị ít hơn so với chỉ số hiển thị.

Mua theo “cánh taxi”

Bạn nên mua xăng ở các cây xăng có nhiều lái xe taxi hoặc xe tải ghé vào. Đây là một mẹo nhỏ “ăn hôi” thông minh của nhiều người tiêu dùng.

Sponsored Ad

Những lái xe taxi hoặc xe tải thường xuyên đi lại, do đó họ có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xăng dầu.

Không mua xăng khi có hai người cùng thao tác

Nhiều cửa hàng xăng viện lý do đông khách hàng hoặc quá tải để áp dụng cách thức vận hành hai người một máy đổ xăng. Tức là một người thao tác bấm máy và một người thao tác cầm vòi đổ xăng. Cách làm này sẽ khiến bạn cảm thấy dịch vụ chăm sóc khách hàng của trạm xăng khá chu đáo và chỉn chu.

Song đây chính là mánh khóe gian lận trắng trợn mà bạn cần phải đề phòng. Nếu thấy hiện tượng này xuất hiện, cách tốt nhất là bạn cần chú ý và theo dõi thật kĩ máy đo xăng.

Chú ý so sánh giữa các lần mua

Nếu bạn di chuyển trên con đường cố định và luôn đổ xăng ở cùng một chỗ, hãy mua một lượng xăng nhất định rồi kiểm tra vạch xăng trên xe để so sánh với những lần sau và những cây xăng khác.

Dựa vào số lít, quãng đường đi được trong những lần mua để lựa chọn nơi bán xăng mình cảm thấy tin tưởng nhất.

Bạn có thể cũng thích bài viết này