Khi bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?

Áp dụng đúng cách, phương pháp chườm nóng hay lạnh sẽ giúp giảm đau rất nhanh, rút ngắn thời gian điều trị và kết quả phục hồi tốt.

Chườm nóng có tác dụng:

Gây sung huyết cục bộ, tăng tuần hoàn tại chỗ
Giảm sung huyết cục bộ, giảm thân nhiệt

Sponsored Ad

Chườm nóng có tác dụng gây sung huyết cục bộ, làm tăng tuần hoàn tại chỗ giúp quá trình liền vết thương nhanh. Ngoài ra, cách này giúp giãn cơ, dây chằng, giảm kích thích thần kinh dẫn đến giảm đau, thân nhiệt tăng.

Sponsored Ad

Khi nào bạn nên chườm nóng?

Bong gân, chấn thương phần mềm
Cơn đau mạn tính, đau do viêm gân,
Bất cứ tổn thương nào cũng có thể chườm nóng

Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Trưởng Khoa Vi phẫu Tạo hình, Bệnh viện Sài Gòn ITO, cho biết chườm nóng được sử dụng với các cơn đau mạn tính hoặc chấn thương sau 48 giờ, ví dụ, đau khuỷu tay do viêm gân, hội chứng tennis elbow, đau gót chân do viêm gân, viêm cân gan chân, viêm bao gân gập - duỗi ngón.

Sponsored Ad

Phụ nữ đau bụng khi đến ngày 'đèn đỏ' có nên chườm nóng?


Không

Một nhà khoa học đến từ Đại học College London (Anh) đã chứng minh nhiệt độ ở mức 40 độ C giúp bạn giảm cơn đau bụng kinh. Nó chặn thụ cảm cơn đau có tên P2X3. Vì vậy, hãy lấy một chai nước hoặc túi chườm nóng, đặt lên bụng và cảm nhận cơn đau dần dịu đi.

Sponsored Ad

Thời gian chườm nóng bao lâu là thích hợp?

5-10 phút
15-20 phút
20-30 phút

Theo thông tin trên website của Bệnh viện Quân y 103, mỗi lần chườm nóng chỉ nên kéo dài 20-30 phút, cách nhau ít nhất là 3 giờ/lần. Việc chườm liên tục sẽ làm cho da mềm, lỗ chân lông mở rộng, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm da, viêm cơ rất nguy hiểm.

Sponsored Ad

Đối tượng nào không nên chườm nóng khô?

Người bị viêm ruột thừa, viêm phúc mạc
Người bị viêm thanh quản, viêm khí quản
Trẻ sơ sinh thiếu tháng, người già khi trời rét

Phương pháp chườm nóng khô chống chỉ định với bệnh nhân viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, các bệnh nhiễm khuẩn nặng gây mù, trường hợp xuất huyết, đau bụng không rõ nguyên nhân, chấn thương trong 24 giờ đầu tiên.

Sponsored Ad

Trẻ sốt nên chườm nóng hay lạnh?

Chườm nóng
Chườm lạnh

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết khi trẻ bị sốt cần để bé nằm phòng thoáng, tránh gió lùa. Cha mẹ có thể chườm ấm hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng 5 khăn nhỏ có khả năng thấm nước tốt. Sau đó, bạn đặt khăn lên trán, hai bên hõm nách và hai bên bẹn của trẻ.

Sponsored Ad

Khi nào nên dùng phương pháp chườm lạnh?

Bị táo bón
Xuất huyết đường hô hấp
Xuất huyết đường tiêu hóa

Chườm lạnh được chỉ định bệnh nhân có thân nhiệt tăng cao, xuất huyết đường tiêu hóa, chấn thương sọ não, sau phẫu thuật cắt tuyến giáp cho bệnh nhân cường giáp, nhiễm khuẩn, áp-xe,...

Đau đầu có nên chườm lạnh?


Không

Trong trường hợp đau đầu, bạn có thể chườm đá hai bên thái dương. Khi bị đau nửa đầu, màng não đang sưng tấy, vì vậy, hạ nhiệt độ của lượng máu qua cơ quan này có tác dụng giảm tình trạng nhói đau.

Phát biểu nào dưới đây là sai?

Chườm đá giúp sát khuẩn vết thương
Chườm đá lạnh giúp giảm đau răng
Nước đá giúp trị da dầu hiệu quả

Tiến sĩ Lưu Đức Hải, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết nước đá hay đá lạnh không có tác dụng sát khuẩn. Bởi, mức dao động giữa đá lạnh và vết thương chưa đủ lâu để tiêu diệt chúng. Vì vậy, bạn không nên dùng đá lạnh để rửa vết thương, chỉ sử dụng chườm vùng tổn thương giúp giảm đau.


Bạn có thể cũng thích bài viết này