Rời nhà chồng với 3,5 triệu đồng trong túi, mẹ đơn thân ôm con gái 4 tuổi lên Đà Lạt: Ứa nước mắt

Đọc câu chuyện của chị Nga mà cảm phục vô cùng.

Sau ly hôn, chúng ta thường dặn nhau hãy mạnh mẽ lên, hoặc tự thôi miên bản thân là mọi chuyện sẽ ổn. Nhưng chỉ có người trong cuộc mới biết mình đau như thế nào, mỗi ngày tỉnh dậy vất vả ra làm sao.

Những lúc như thế, phụ nữ thường trở nên chới với và yếu đuối bởi đến con vật còn có tình cảm, biết buồn biết đau huống chi là con người. Nhưng rồi khi sóng gió qua đi, mong chị em phụ nữ hãy giữ vững niềm tin và trạng thái ổn định, hãy kiên cường mà sống, như cách mà chị Trịnh Thị Hải Nga (40 tuổi) đã tự khẳng định bản thân, để thấy rằng sức mạnh của phụ nữ là không có giới hạn.

Sponsored Ad

Chị Nga hạnh phúc bên con gái sau những tháng ngày đau khổ (Ảnh: Thanh Niên)

Sponsored Ad

“Sau khi kết hôn, tôi về Vũng Tàu sống, sinh con. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân sớm tan vỡ. Ra đi chỉ với cô con gái 4 tuổi và đúng 3,5 triệu đồng trong túi, tôi bắt xe lên Đà Lạt, bỏ phố lên rừng, tìm việc có thể làm để nuôi mình, nuôi con”, người phụ nữ từng được gọi là “tiểu thư con út nhà giàu” trở thành con gái nhà phá sản tâm sự.

“Ngày nắng thì Đà Lạt nắng rát, ngày mưa thì sương lạnh tê tái. Tôi từng bị sương ăn cháy hết da mặt. Tuy nhiên, tôi tập nhìn mọi thứ dưới một lăng kính tích cực, tận hưởng mọi thứ, thay vì cằn nhằn. Vì ở đâu cũng phải lao động”, chị Nga tự nhủ.

Sponsored Ad

Vốn lanh lợi, nhạy bén, Hải Nga quyết định kinh doanh trực tuyến, bán tất cả mọi thứ có thể ở Đà Lạt, miễn là đúng đạo đức, pháp luật, để duy trì cuộc sống của mình và con gái. Chị mở lại Facebook và rao bán nhiều thứ từ hoa tươi, rau, trái cây theo mùa, cho đến quần áo cũ và cả giới thiệu thuê nhà, đất…

Sống trong gian phòng trọ 16 mét vuông dưới một tầng hầm ở Đà Lạt, ban ngày người mẹ đơn thân đi tìm nguồn hàng tối về lại trải một tấm rèm ra làm phông nền rồi tự mình làm mẫu, tự chụp hình đăng lên Facebook để bán được nhiều quần áo cũ nhất có thể.

Sponsored Ad

(Ảnh: Thanh Niên)

Bên cạnh đó, chị học hỏi cách làm các món ăn ngon từ đặc sản Đà Lạt theo mùa như rượu quả hồng, khoai lang sấy, chuối laba sấy dẻo, cao atiso, làm bột cacao… theo cách truyền thống, thủ công, để món ăn mang hương vị của ngày xưa.

Sponsored Ad

“Tôi từng thất bại rất nhiều, buôn bán đồ tươi thì hư hỏng, đầu tư nuôi gà thì gà chết, cộng sự thì gian dối, nhưng đó cũng là lúc tôi vỡ ra, nên đi theo con đường làm nông sản qua chế biến. Trái hồng treo gió là một ví dụ vì tôi có thể làm bằng tình yêu Đà Lạt, vừa an toàn trong khâu bảo quản và vận chuyển”, Chị kể.

“Tôi tự động viên mình, cứ đam mê và yêu nghề thì nghề sẽ không phụ mình. Tôi bán sỉ vì không có cửa hàng, sau bán lẻ cho người quen tới du lịch bằng cách giao hàng miễn phí. Có những chiều hoàng hôn, những ngày mưa gió lạnh lẽo về muộn đón con, tôi khóc rất nhiều, không biết bao nhiêu nước mắt đã rơi trên quãng đường 30km. Tôi thương con, thương mình, sao cô độc và thất bại nhiều như thế”, chị Nga hồi tưởng.

Sponsored Ad

Khó khăn chồng chất về vốn nên Chị Nga phải chấp nhận vay vốn 300 triệu đồng để làm, thuê đất dựng nhà xưởng, thuê nhân công. Sau hơn 2 năm lăn lộn ở Đà Lạt và nhiều biến cố, đến nay chị Trịnh Thị Hải Nga vẫn chưa mua được đất riêng, vườn riêng hay nhà riêng và cuộc sống của 2 mẹ con vẫn ở gian phòng thuê 16 m vuông dưới tầng hầm ở trung tâm thành phố.

(Ảnh: Thanh Niên)

Tuy nhiên, sự tự do thì to lớn hơn. Những người ủng hộ con đường cô đi với nông sản sạch Đà Lạt ngày càng đông hơn. Và những ước mơ, dự định về tương lai đã rõ ràng hơn những năm tháng được ở trong ngôi nhà lớn, ở Hạ Long hay Vũng Tàu. Thế là đủ. Đó là điều kỳ diệu cô đã tìm thấy ở thành phố ngàn hoa này.

Sponsored Ad

“Hai mẹ con tôi vẫn chở nhau đi trên chiếc xe máy cà tàng, ở nhà thuê, vui vẻ đi làm, trả nợ dần dần nhưng cuộc sống thì đầy ắp niềm vui. Con trai tôi ở với chồng cũ, thi thoảng lên thăm mẹ. Tôi từng sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng không hạnh phúc. Do vậy, tôi không nghĩ phải có thật nhiều tiền mới khiến chúng tôi thêm yêu cuộc đời này”, người mẹ đơn thân bộc bạch.

Dẫu biết cuộc đời không ai hoàn hảo, nhưng thực sự ngưỡng mộ chị và cảm phục chị nhiều. Từ một người mẹ đơn thân với biết bao sóng gió, chị đã có được trái ngọt đầu tiên nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ. Hôm nay chị đã thành công vượt lên chính mình, đủ kinh tế để lo cho con gái nhỏ, đủ tự hào khi lập nghiệp mà chẳng nhờ vả ai.

Nhưng quãng thời gian đấu tranh với công việc, với cơm áo gạo tiền, với nỗi cô độc cố gắng một mình hẳn là khó khăn biết chừng nào. Chỉ đôi ba phút kể lể, sao có thể thấu hết được những nỗi đau của người phụ nữ vì gia đình mình mà cố gắng.

(Ảnh: Thanh Niên)

Nhìn chị, chợt nhớ đến câu chuyện về người phụ nữ trong lúc đi họp phụ huynh có nêu yêu cầu ‘xin đừng bầu chọn cho mẹ đơn thân’ mà thấy lòng nghèn nghẹn. Mẹ đơn thân thì sao nào, họ vẫn sống tốt và tuyệt vời đấy thôi. Như chị Nga vừa giỏi giang, xinh đẹp và nhân cách khả ái, hơn gấp trăm lần những kẻ có gia đình đầy đủ nhưng giả tạo với nhau, ra đường xỉa xói bà con, ăn trộm ăn cắp, đánh mẹ đánh cha.

Vậy thì một tờ giấy kết hôn hay ly hôn đâu có thể quyết định đến phẩm hạnh của người phụ nữ. Thế nên là, em phụ nữ hãy nhìn chị Nga làm động lực để phấn đấu. Không ai cấm người mẹ đơn thân được quyền mơ ước, đừng vì một người đàn ông mà từ bỏ ước mơ. Chia tay với chồng không đáng sợ, đời chỉ đáng sợ khi bản thân tự chia tay với chính mình.


Bạn có thể cũng thích bài viết này