Tại sao ngày càng nhiều người bị K? Nguyên nhân đến từ 5 thói quen nguy hiểm, ai cũng từng mắc phải

U.n.g t.h.ư không chỉ gây nguy hiểm cho sức khoẻ mà còn đe doạ mạng sống.

U.n.g t.h.ư hay còn gọi là khối u á.c tính. Khối u này có khả năng phát triển nhanh, di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư.

Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu của u.n.g t.h.ư có thể là sốt cao, sốt nhiều lần trong ngày, kinh nguyệt không đều, tiêu chảy, táo bón,… Thông thường, các dấu hiệu không quá rõ ràng nên mọi người thường chủ quan. Chỉ đến khi khối u đã to lên, xuất hiện cơn đau nhức thì chúng ta mới vào bệnh viện thăm khám.

Sponsored Ad

Nguy cơ mắc bệnh u.n.g t.h.ư ngày càng tăng cao. Điều này có thể do một số hành vi nhất định trong cuộc sống của chúng ta gây ra. Đó đều là những thói quen xấu, những sai lầm trong việc nấu nướng, dọn dẹp vệ sinh hằng ngày.

Sponsored Ad

1. Nấu các món tiếp theo mà không rửa nồi xoong

Để tiết kiệm thời gian, nhiều người nấu món tiếp theo mà không rửa nồi, xoong, chảo. Điều này không chỉ làm thay đổi hương vị món ăn mà còn gây hại cho cơ thể.

Nếu bạn tiếp tục chiên nấu món ăn khác mà không rửa nồi, chảo thì phần dầu mỡ và thức ăn thừa ở món ăn trước sẽ tiếp tục được làm nóng ở nhiệt độ cao. Đây chính là nguyên nhân tạo ra độc tố, có thể tạo ra chất gây ung thư gọi là benzopyrene.

Vì thế, sau khi nấu xong, bạn hãy rửa nồi chảo sạch sẽ rồi mới tiếp tục làm món khác. Như vậy sẽ an toàn hơn và đừng coi việc rửa nồi, chảo phức tạp, mất thời gian.

Sponsored Ad

2. Cho rau vào xào khi nồi đang bốc khói

Khi nấu ăn, nhiều người thường đợi lúc dầu bốc khói trên bếp mới cho thức ăn vào xào nấu. Họ cho rằng như vậy sẽ khiến đồ ăn chín nhanh. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng cao sẽ khiến dầu biến đổi ác tính, sinh ra một số chất độc hại cho sức khoẻ.

Đặc biệt, khi cho rau vào xào lúc dầu đang ở nhiệt độ cao sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có, sản sinh ra các chất gây độc cho cơ thể. Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý khi nấu nướng.

3. Tái sử dụng dầu nhiều lần

Mỗi lần tái sử dụng dầu ăn để chiên, xào, hàm lượng chất béo chuyển hóa sẽ tăng lên từ 2-6 lần. Chất béo trung tính (loại không gây hại) bị phân hủy, oxy hóa các gốc acid béo tự do, giải phóng một chất gây ung thư có tên acrolein. Dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu.

Sponsored Ad

Bên cạnh đó, khi dầu chiên rán ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài dễ hình thành khói với aldenhyde – chất có nguy cơ gây nên các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, đau thắt ngực.

Theo một nghiên cứu ở Anh, việc đứng lâu trên một giờ trong gian bếp có hệ thống thông gió kém, bếp đun và gas có chất lượng kém mang nguy hại sức khỏe, tương đương việc hút hai bao thuốc lá một ngày (40 điếu).

4. Sử dụng chất tẩy rửa bừa bãi

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm làm sạch trên thị trường sử dụng hoá chất tẩy rửa như nước rửa chén, xà phòng giặt, nước vệ sinh toilet,… Những sản phẩm này chứa nhiều hoá chất nhân tạo như ammonia, ethylene glycol monobutyl acetate, sodium hypochlorite hay trisodium phosphate. Chúng có thể gây kích ứng da, mắt làm tổn hại hệ hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp. Đây có thể là nguyên nhân gây u.n.g t.h.ư.

Sponsored Ad

Một số loại bột giặt, nước rửa bát có mùi rất thơm nhưng không tốt cho hệ hô hấp. Nếu chúng ta tiếp xúc thường xuyên sẽ khiến các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Do đó, khi chọn mua chất tẩy rửa, bạn nên đến cơ sở uy tín, tốt nhất là mua sản phẩm chất lượng cao. Ngoài ra, khi dùng chất tẩy rửa, bạn nên đeo găng tay cao su để bảo vệ làn da. Và hãy đảm bảo lưu thông không khí tốt trong phòng để giảm nồng độ hoá chất trong không khí.

5. Không vứt thức ăn đã mốc, đã hỏng đi

Đây là thói quen của nhiều người, đặc biệt là những người già. Trước thức ăn bị mốc, bị hỏng, họ thường loại bỏ phần mốc đi rồi lại tiếp tục ăn. Tuy nhiên, trong đồ ăn này có chất gây u.ng t.h.ư aflatoxin ảnh hưởng đến gan, là nguyên nhân gây bệnh u.n.g t.h.ư gan.

Sponsored Ad

Thực chất, nấm mốc aflatoxin không chỉ độc vì tồn tại trong thực phẩm khô mốc mà còn độc ở sự tồn tại dai dẳng của nó. Aflatoxin không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nóng hay nhiệt độ sôi 1000 độ C. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, muốn loại bỏ một phần đ.ộ.c tố aflatoxin thì phải cần đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi.

Cách giảm nguy cơ mắc u.n.g t.h.ư

Khoảng 30-50% trường hợp u.n.g t.h.ư hiện có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ và thực hiện các chiến lược phòng ngừa. WHO khuyến cáo mọi người giảm nguy cơ ung thư bằng những cách không sử dụng thuốc lá; duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh; có chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm trái cây và rau quả; hoạt động thể chất thường xuyên. Tránh hoặc giảm uống rượu; chủng ngừa HPV và viêm gan B nếu thuộc nhóm được khuyến cáo tiêm chủng, tránh tiếp xúc với bức xạ tia cực tím cũng rất cần thiết.

Sponsored Ad

Ngoài ra, để giảm thiểu u.n.g t.h.ư cần đảm bảo sử dụng bức xạ an toàn và thích hợp trong chăm sóc sức khỏe (cho các mục đích chẩn đoán và điều trị). Giảm thiểu tiếp xúc với bức xạ ion hóa và ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà, bao gồm radon (một loại khí phóng xạ sinh ra từ sự phân hủy tự nhiên của uranium, có thể tích tụ trong các tòa nhà, nhà ở, trường học và nơi làm việc).

Tỷ lệ tử vong do u.n.g t.h.ư giảm khi các ca bệnh được phát hiện và điều trị sớm nhờ vào việc chẩn đoán và sàng lọc sớm. Để chẩn đoán sớm u.n.g t.h.ư, theo WHO, mọi người cần nhận thức được các triệu chứng của các dạng u.n.g t.h.ư khác nhau, tiếp cận các dịch vụ đánh giá và chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời.

Mỗi loại u.n.g t.h.ư đều cần một phác đồ điều trị cụ thể. Điều trị thường bao gồm phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp sinh học nhắm mục tiêu… Việc lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp sẽ cân nhắc vào loại bệnh u.n.g t.h.ư và cá nhân được điều trị. Hoàn thành phác đồ điều trị trong một khoảng thời gian xác định rất quan trọng để đạt được kết quả điều trị như dự đoán.

Một số loại u.ng t..hư phổ biến nhất như u.n.g t.h.ư vú, u.n.g t.h.ư cổ tử cung, u.n.g t.h.ư miệng và u.n.g t.h.ư đại trực tràng có khả năng chữa khỏi cao khi được phát hiện sớm và điều trị tốt. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về khả năng điều trị giữa các quốc gia có mức thu nhập khác nhau; ở các quốc gia có thu nhập cao là hơn 90%, tỷ lệ này dưới 15% các quốc gia có thu nhập thấp.

Bạn có thể cũng thích bài viết này