Kén khí phổi: Nguyên nhân, nhận biết và điều trị

Bệnh lý kén khí phổi là một bệnh đường hô hấp khá phổ biến, tuy nhiên nó có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây và người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, nhất là trong môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm.

1. Kén khí phổi là gì?

Hệ hô hấp của chúng ta được cấu tạo bao gồm đường thở, phế quản và 2 lá phổi, đây là một cơ quan hết sức quan trọng, cấu trúc khá phức tạp, hoạt động liên tục và phối hợp nhịp nhàng với các hệ thống khác như tuần hoàn để duy trì sự sống.

Phế quản được ví như một cái cây sống với cành lá sum suê từ gốc đến thân, từ thân đến cành, từ cành to đến cành nhỏ hơn, và cứ thế, cứ thế cho đến tận cùng là những chiếc lá, hay còn gọi là phế nang - nơi diễn ra hoạt động trao đổi khí của phổi.

Bởi vì hoạt động của phổi là hoạt động liên tục, không dừng nghỉ ở mọi thời điểm, trong mọi điều kiện, tương tác với nhiều nguy cơ, đặc biệt là môi trường nên phổi luôn đứng trước các nguy cơ bị suy giảm chức năng và dẫn đến nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh kén khí phổi – đây là sự giãn nở bất thường của các phế nang và dần hình thành nên những túi khí bất thường.

Sponsored Ad

Kén khí phổi: Nguyên nhân, nhận biết và điều trị  

2. Nguyên nhân kén khí phổi

Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Sponsored Ad

- Hút thuốc lá: là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh khí phế thũng và hình thành kén khí. Kể cả những người hút thuốc lá thụ động.

- Nhiễm trùng hô hấp dưới: do lao, do áp xe, do hoặc nhiễm trùng tái đi tái lại gây hủy hoại các tiểu phế quản tận gây giãn và ứ khí.

- Hen phế quản: phế quản bị co thắt, chít hẹp, phù nề, tăng xuất tiết, phế nang bị căng phồng. Những biến đổi này lâu dần có thể hình thành kén khí phổi.

- Ô nhiễm môi trường: đây là các loại bụi từ môi trường ô nhiễm, có thể là môi trường làm việc. Thường gặp là bụi silic, bụi than, các loại bụi này sẽ làm tổn thương phế quản, phế nang, gây chít hẹp …. và dần dần hình thành kén khí phổi.

Sponsored Ad

3. Sự nguy hiểm của bệnh kén khí phổi

Việc hình thành kén khí thì có thể từ từ theo thời gian, tuy nhiên đối với biến chứng của kén khí thì rất đột ngột và vô cùng nguy hiểm. Các biến chứng đó là:

- Vỡ kén khí gây tràn khí màng phổi: đây là biến chứng hay gặp nhất, nguy hiểm nhất, cần phải can thiệp ngay tức khắc, nêu không sẽ gây suy hô hấp và có thể tử vong.

- Chèn ép: Gây đau ngực, khó thở, ho, có thể khó nuốt …

- Nhiễm khuẩn kén khí: Sốt, ho khạc đàm, nhiễm trùng huyết và nặng hơn là choáng nhiễm trùng.

- Chảy máu trong kén khí: Có thể gây ho ra máu, gây thiếu máu …

Sponsored Ad

Kén khí phổi: Nguyên nhân, nhận biết và điều trị  

 Khi có biểu hiện ho, khó thở... cảnh giác với kén khí phổi

Sponsored Ad

4. Nhận biết bệnh kén khí phổi

Các kén khí ban đầu có kích thước nhỏ thường không gây nên triệu chứng gì, chúng ta hầu như không phát hiện được, mà chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám vì bệnh khác. Nhưng theo thời gian kích thước kén khí lớn dần, chèn ép và gây nên đau ngực, ho, khó thở tùy theo mức độ hoặc biến chứng.

Bằng các phương tiện chẩn đoán hiện đại như chụp cắt lớn vi tính, chụp cộng hưởng từ … Kén khí có thể được nhận biết khi có kích thước còn rất nhỏ. Từ đó có thể cảnh báo để người bệnh cùng bác sỹ sớm có biện pháp đề phòng và theo dõi.

Sponsored Ad

5. Điều trị kén khí phổi

Việc điều trị bệnh lý kén khí phổi không quá phức tạp, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trang thiết bị y tế hiện đại. Với nguyên tắc điều trị: xử trí biến chứng, loại trừ kén khí, cải thiện chức năng hô hấp và đề phòng tái phát, các bác sỹ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị cụ thể tùy theo từng giai đoạn, tùy biến chứng và tùy vào các bệnh nền.

Trong đó, phẫu thuật nội soi loại bỏ kén khí, dự phòng tái phát là phương pháp căn bản trong điều trị bệnh kén khí phổi hiện nay.

Tóm lại: Bệnh lý kén khí phổi là một bệnh đường hô hấp khá phổ biến, nhất là thời gian gần đây môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm. Vì thế việc hiểu biết và quan tâm phòng tránh bệnh lý này trở nên vô cùng cần thiết đối với tất cả chúng ta. Do vậy, khi có biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán đúng. Không tự ý điều trị khiến cho bệnh thêm trầm trọng và nguy hại đến sức khỏe.

Bạn có thể cũng thích bài viết này