Cách bảo vệ con trước hiểm họa chó dữ

Vừa qua, một bé trai 7 tuổi ở Hưng Yên đã bị đàn chó dữ tấn công đến tử vong khiến dư luận vô cùng bàng hoàng, đau xót. Trước đó, có rất nhiều trường

Những vụ việc thương tâm

Tháng 7/2018, tại Hà Nội, một bé gái 8 tháng tuổi bị con chó ngao Tạng nặng khoảng 40kg cắn đến tử vong. Đáng nói, đây là chó nhà nuôi, nên người mẹ đã chủ quan cho bé chơi với con chó chưa được rọ mõm. Khi nghe bé thét lên, người mẹ mới phát hiện chó đang tấn công bé, chị lao vào cứu con cũng bị chó cắn vào tay. Thật không may, cháu bé đã tử vong trước khi đến được bệnh viện.

Tháng 1 vừa qua, một bé gái 6 tuổi ở Nam Định bị chó cắn nát mặt, phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương. Đây cũng là chó do gia đình nuôi, và đột nhiên tấn công cháu bé khi đang nô đùa.

Sponsored Ad

Loài vật vốn không thể phân biệt đúng sai, nên chúng có thể tấn công người bất cứ lúc nào, dù đã thân thuộc

Sponsored Ad

Mới đây nhất là vụ việc thương tâm xảy ra ở Kim Động, Hưng Yên. Bé trai 7 tuổi đã bị đàn chó lai 9 con của chủ nhà trọ cắn đến tử vong. Theo nhiều thông tin, đàn chó này khiến rất nhiều người trong khu dân cư hoảng sợ, và đã từng làm bị thương nhiều người. Được biết, trước đó bé trai xấu số vẫn thường đùa giỡn bình thường cùng đàn chó dữ này.

Đa phần các vụ việc trẻ bị chó dữ cắn bị thương đều xuất phát từ tâm lý chủ quan của người lớn. Cho rằng đây là chó nhà nuôi, đã quen thuộc hơi người, hoặc “nó rất hiền, không cắn đâu”… Nhưng chó không thể biết kiềm chế cảm xúc, phân biệt đúng sai. Chỉ cần trẻ ngây ngô lỡ làm đau chó, hoặc vô tình chọc giận chó cũng khiến chúng phát cuồng và cắn người.

Sponsored Ad

Bảo vệ trẻ khỏi hiểm họa chó dữ

Với sức lực của trẻ em, dù là trẻ lớn cũng khó có thể đối phó được khi bị chó dữ tấn công. Theo bác sĩ thú y Hoàng Ngọc Báu, giống chó ta, các gia đình thường chọn nuôi để giữ nhà cũng thuộc loại chó dữ. Vì thế, nếu gia đình có trẻ em muốn nuôi chó để “vui cửa vui nhà”, nên chọn các giống chó cảnh được đánh giá là khá hiền lành như: Poodle (chó lông xù), Min pin, Bull Dog… Với các giống chó to, hung dữ như: Pittbull, ngao Tạng, Becgie… cần phải được các chuyên gia thuần hóa, hoặc có biện pháp nhốt giữ phù hợp mới có thể đảm bảo an toàn cho trẻ em, và kể cả người lớn.

Sponsored Ad

Để tránh những tình huống không mong muốn, không nên cho trẻ tùy ý chơi đùa với chó dữ

Sponsored Ad

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, trẻ chơi với chó để dần hình thành tình yêu thương động vật. Nhưng theo các chuyên gia tâm lý, không nhất thiết phải chơi với chó mới khiến bé có tình cảm gần gũi động vật, thiên nhiên. Thậm chí, cha mẹ không cần nuôi bất kỳ con gì, vẫn có thể dạy bé biết đối xử tốt với động vật, thông qua các bài học dành cho trẻ em trên sách báo, internet. Nuôi chim bồ câu, thỏ, cá cảnh,… cũng là những phương án phù hợp hơn với các gia đình có trẻ em.

Nếu gia đình, hoặc khu dân cư có nuôi chó dữ để giữ nhà, cần thiết phải giữ bé tránh xa khu vực nuôi nhốt. Dạy bé không được tự ý đùa giỡn, làm đau chó. Trường hợp hàng xóm có nuôi chó dữ, thường xuyên thả rông không rọ mõm, không đeo xích, gây nguy hiểm cho trẻ… cần thiết phải góp ý. Nếu thuộc các giống chó quá to lớn, hung dữ có thể báo cho chính quyền địa phương nhờ giải quyết. Để tránh các trường hợp bất ngờ, trở tay không kịp như tình huống thương tâm của bé trai 7 tuổi nêu trên.

Sponsored Ad

Chó thả rông, không rọ mõm rất nguy hiểm đối với trẻ em

Nếu chẳng may trẻ bị chó cắn bị thương, nên lập tức sơ cứu và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để cấp cứu, đồng thời tiêm phòng bệnh dại. Nhốt giữ chó đã cắn người để theo dõi bệnh dại (nếu có), từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị cho nạn nhân.

Không gì quan trọng hơn sức khỏe, sự an toàn của con cái, các bậc cha mẹ nên cân nhắc lợi hại của việc nuôi chó, và cần có biện pháp bảo vệ con trước hiểm họa chó dữ.

Bạn có thể cũng thích bài viết này