Có tiền sử dị ứng thế nào thì không nên tiêm vaccine Covid-19?
Có tiền sử dị ứng thế nào thì không nên tiêm vaccine Covid-19?
Những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19.
Sponsored Ad
Ảnh minh họa
Hỏi:
Tôi thấy khuyến cáo, ai có tiền sử dị ứng không nên tiêm vaccine Covid-19, vậy cụ thể ra sao, thưa bác sĩ?
Trần Mộc (Hà Nội)
Sponsored Ad
Trả lời:
Theo hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19.
Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn… đều có thể được chỉ định tiêm vaccine Covid-19 như những người không có tiền sử dị ứng.
Một số đối tượng có thể được chỉ định tiêm vaccine nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vaccine, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân…
Sponsored Ad
Thông thường, phản vệ sau tiêm phòng vaccine là dạng tai biến không thể dự báo trước, có thể xảy ra ở cả những người không có tiền sử dị ứng. Để theo dõi và được xử trí tốt nhất nếu có phản ứng xảy ra, tất cả các trường hợp tiêm vaccine phòng Covid-19 đều cần được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm.
Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng, cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm.