Thường xuyên thức giấc lúc 3 - 4 giờ sáng là chứng bệnh gì?
Mỗi một thời điểm tỉnh giấc trong đêm đều cho thấy một vài bộ phận trong cơ thể đang gặp vấn đề. Đặc biệt khi thời tiết đã vào thu mát mẻ hơn so với mùa hè mà việc tỉnh ngủ lúc 3 - 4 giờ sáng lại thường xuyên xảy ra thì càng cần phải lưu ý.
Thức giấc giữa đêm không phải là hiếm. Hầu hết mọi người đều thức giấc nhiều lần vào ban đêm nhưng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị tỉnh giấc vào lúc 3-4 giờ sáng, rất có thể đây là tín hiệu cảnh báo những bệnh tiềm ẩn nguy hiểm.
Trầm cảm
Những người bị stress hoặc trầm cảm thường thức dậy đột ngột lúc 3 hoặc 4 giờ sáng do căng thẳng mãn tính kích thích não bộ và sau đó họ khó ngủ lại được.
Khi cơ thể cảm thấy căng thẳng sẽ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm gây tăng nhịp tim và huyết áp khiến cơ thể giật mình thức giấc lúc nửa đêm. Những thay đổi này của cơ thể khiến cho chúng ta khó ngủ trở lại.
Sponsored Ad
Mức độ căng thẳng càng tăng cao khi lo lắng hoặc bồn chồn quá nhiều. Căng thẳng có thể liên quan đến môi trường xung quanh như công việc, các mối quan hệ, sức khỏe hoặc vấn đề tài chính.
Sponsored Ad
Ảnh minh họa
Bệnh tim
Khi ngủ sâu, cơ thể sẽ dần dần thư giãn, lưu lượng máu chậm lại và thậm chí nguồn cung cấp máu của tim không đủ.
Nhiều người có thể ngủ đến 3, 4 giờ sáng rồi chợt tỉnh dậy vì đau ngực, tức ngực, tim đập nhanh… Nhiều người cảm thấy như có một hòn đá lớn đè lên ngực, buộc phải tỉnh giấc.
Xuất hiện các triệu chứng này đều cho thấy người này có thể mắc bệnh tim và tốt nhất nên đi khám.
Bệnh phổi
Thời điểm từ 3 đến 5 giờ sáng là lúc phổi thực hiện chức năng thanh lọc. Nếu chức năng phổi đang có vấn đề, mọi người sẽ thường xuyên thức giấc giữa đêm vào khung giờ này kèm thêm các triệu chứng như ho, khó thở, khàn giọng, da nhợt nhạt.
Sponsored Ad
Suy nhược thần kinh não
Suy nhược thần kinh não là một loại bệnh suy nhược thần kinh. Sự xuất hiện của rối loạn này có thể liên quan đến việc sử dụng não quá mức. Nếu bị suy nhược thần kinh não, người bệnh cũng thường thức dậy vào lúc 3-4 giờ sáng.
Nguyên nhân là do não bộ vẫn hoạt động khi ngủ vào ban đêm, vì vậy nên chú ý kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học.
Lão hóa
Lão hóa đóng một vai trò rất lớn trong chu kì giấc ngủ của con người. Khi già đi, chu kì giấc ngủ thay đổi hoặc các loại thuốc đang sử dụng làm thay đổi thói quen ngủ của một người và từ đó dễ dàng phát triển các tình trạng liên quan tới giấc ngủ chẳng hạn như tỉnh ngủ vào 3 giờ sáng,...
Sponsored Ad
Hơn nữa, khi già đi, chất lượng giấc ngủ cũng giảm đi do thời gian cho giấc ngủ sâu giảm. Do vậy, cơ thể cũng dễ dàng bị đánh thức bởi các yếu tố bên ngoài như tiếng ồn hay ánh sáng. Thời gian ngủ thức cũng thay đổi theo tuổi tác, người lớn tuổi thường đi ngủ và thức dậy sớm hơn so với người khác.
Tác dụng phụ của các loại thuốc
Bên cạnh các vấn đề về sức khỏe thì việc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ cản trở việc ngủ một giấc dài hàng đêm như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta, corticosteroid, thuốc chữa cảm lạnh không kê đơn, thuốc lợi tiểu,...
Sponsored Ad
Do đó, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ về các tác dụng phụ này để xem xét tới việc giảm liều hoặc thay thế thuốc nếu các tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và tinh thần. Tuy nhiên, tuyệt đối không được ngừng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Sponsored Ad
Ảnh minh họa
Làm gì khi thức giấc giữa đêm?
"Nếu thức giấc nửa đêm, hãy cố ngủ lại trong 15 - 20 phút. Nếu quá thời gian này mà không ngủ lại được, tốt nhất nên ra khỏi giường", bác sĩ Alexa Kane, chuyên gia giấc ngủ của Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ) khuyến nghị.
Khi ra khỏi giường, hãy làm điều gì đó thúc đẩy giấc ngủ như tập hít thở sâu, thiền, ngâm chân nước ấm, đọc một cái gì đó nhàm chán hoặc nghe một vài bản nhạc êm dịu.
Nhưng có một lỗi mà mọi người đều mắc phải khi tỉnh giấc là sử dụng điện thoại khiến ánh sáng xanh báo cho não cần phải thức dậy. Vì vậy, hãy cố gắng tránh cầm điện thoại lên. Khi cảm thấy buồn ngủ trở lại, hãy quay trở lại giường.