Tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Tiểu đường, một căn bệnh tưởng chừng xa lạ nhưng thực tế đang ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng. Với những biến chứng nguy hiểm có thể gây ra, việc hiểu rõ về bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng.

Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết sớm bệnh tiểu đường, hiểu rõ những biến chứng tiểu đường có thể xảy ra và khám phá phương pháp điều trị hiệu quả tại nhà.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hormone insulin hoặc insulin bị giảm khả năng chuyển hóa đường huyết. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh tiểu đường:

- Tiểu nhiều: Nồng độ glucose trong máu cao dẫn đến lượng glucose trong nước tiểu đầu cũng cao, điều này làm vượt quá ngưỡng hấp thu ở thận. Do đó glucose không được tái hấp thu sẽ có mặt trong nước tiểu, kéo theo nước cũng được khuếch tán vào nước tiểu, từ đó làm tăng khối lượng nước tiểu và gây tiểu nhiều.

Sponsored Ad

Tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị hiệu quả tại nhà  

 Tiểu nhiều là dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường

Sponsored Ad

- Uống nhiều nước: Khi đường huyết tăng cao, cơ thể mất nước sẽ kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát, khiến người tiểu đường uống nước liên tục.

- Ăn nhiều: Do cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng nên người tiểu đường sẽ có cảm giác nhanh đói và kích thích ăn nhiều.

- Gầy sút cân: Mặc dù người bị tiểu đường ăn uống nhiều hơn so với bình thường nhưng do không sử dụng được đường để tạo năng lượng, cơ thể phải tăng cường thoái hóa lipid, protid để bù trừ. Vì vậy mà người bệnh thường gầy gò, xanh xao.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn có những biểu hiện như: Khô miệng, mờ mắt, buồn nôn, chậm lành vết thương,… Để biết chắc chắn mình có bị tiểu đường hay không, bạn nên đi thăm khám để được thực hiện các xét nghiệm.

Sponsored Ad

Tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị hiệu quả tại nhà  

 Mờ mắt đôi khi cũng là dấu hiệu của tiểu đường

Một số biến chứng tiểu đường thường gặp

Sponsored Ad

Người mắc bệnh tiểu đường càng lâu năm thì càng khó kiểm soát lượng đường có trong máu. Lúc này nguy cơ xảy ra các biến chứng sẽ tăng lên, phát triển dần dần, nếu nặng có thể đe dọa đến tính mạng.

Một số biến chứng phổ biến xảy ra đối với người bệnh tiểu đường đó là:

- Biến chứng tim mạch: Khi bị tiểu đường, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: Đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,… cao hơn so với người bình thường.

- Tổn thương thần kinh: Lượng đường dư thừa trong máu làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, nhất là ở chân, tay. Vì vậy, người bệnh tiểu đường thường có cảm giác ngứa, tê hoặc đau ở đầu ngón tay, ngón chân và ngày càng lan rộng ra. Nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể bị mất cảm giác.

Sponsored Ad

- Tổn thương ở thận: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các tổ chức của thận. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị suy thận hoặc bệnh thận ở giai đoạn cuối cần phải chạy thận.

- Tổn thương ở mắt: Khi bị mắc bệnh tiểu đường, các mạch máu của võng mạc có thể bị tổn thương và có khả năng mắc các bệnh về thị lực nghiêm trọng khác như: Bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,…

Tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị hiệu quả tại nhà  

Sponsored Ad

 Tê bì chân tay là biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường

Cách ổn định đường huyết tại nhà đơn giản, hiệu quả cao

Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để kiểm soát đường huyết tại nhà:

- Đi bộ sau ăn 1 giờ: Sau bữa ăn 1 giờ, chỉ số đường huyết thường tăng cao nhất nên đây chính là thời điểm nên đi bộ để giúp cơ thể chuyển hóa đường tốt hơn, nhờ đó mà hạn chế được tình trạng tăng đường huyết sau ăn.

- Uống nhiều nước: Nước khi vào cơ thể sẽ giúp pha loãng lượng đường trong máu và giảm chỉ số đường huyết.

- Cắt giảm tinh bột: Cách hạ đường huyết tại nhà đơn giản là hãy cắt bỏ bớt lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn. Ví dụ như: Từ 3 bát cơm cắt giảm dần xuống 2.5 bát rồi đến 2 bát và 1.5 bát. Khi cắt giảm lượng tinh bột cần kết hợp thêm nhóm thực phẩm khác vào mỗi bữa ăn để vẫn đảm bảo năng lượng cho cơ thể.

Tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị hiệu quả tại nhà  

 Cắt bỏ lượng tinh bột giúp hạ và ổn định đường huyết

Bạn có thể cũng thích bài viết này